Để có thể sử dụng vòng bi hiệu quả, bạn cần phải có một chút kiến thức và sự hiểu biết nhất định về các thành phần vòng bi, kiểu mối ghép và chế độ lắp ghép vòng bi. Qua đó có thể giúp các bạn sử dụng và tháo lắp vòng bi đúng cách. Trong bài viết hôm nay trang web đại lý vòng bi xin giới thiệu một số kiến thức cơ bản nhất về vòng bi, với mong muốn áp dụng cho đa số người dùng phổ thông và dân dụng.
Trang web đại lý vòng bi chuyên cung cấp các loại vòng bi của các hang như: vòng bi SKF, vòng bi FAG, vòng bi NSK, vòng bi Timken, vòng bi NTN, vòng bi KOYO, vòng bi Nachi, vòng bi FBJ v.v. Phân phối các loại vòng bi cầu, vòng bi côn, vòng bi đũa, vòng bi đũa 2 dãy, vòng bi đũa 4 dãy, vòng bi tự lựa, vòng bi tang trống, vòng bi kim, vòng bi chặn. Bán các loại vòng bi đặc chủng như vòng bi kết hợp bi đũa và bi cầu, vòng bi có vai, vòng bi liền trục, vòng bi tỳ không có ca trong hoặc ca ngoài v.v.
Tuy nhiên tất cả các bạn cũng cần một chút hiểu biết về kiến thức lý thuyết và thực tế lắp ráp vòng bi cần có những đặc điểm như sau. Đặc điểm thứ nhất - Các thành phần vòng bi: Ngoại trừ một số ít các loại vòng bi đặc biệt, vòng bi đặc chủng, thì hầu hết các loại vòng bi thông dụng thường được chia làm 3 phần cơ bản đó là ca ngoài vòng bi - là phần lắp với gối ngoài, tiếp theo là các viên bi - có tác dụng lăn giữa ca trong và ca ngoài, tiếp theo là ca trong vòng bi - là thành phần lắp với trục. Ngoài ra còn các phần phụ như vòng cách và nắp chặn xin được giới thiệu trong một bài viết khác.
Đại lý phân phối vòng bi |
Tuy nhiên tất cả các bạn cũng cần một chút hiểu biết về kiến thức lý thuyết và thực tế lắp ráp vòng bi cần có những đặc điểm như sau. Đặc điểm thứ nhất - Các thành phần vòng bi: Ngoại trừ một số ít các loại vòng bi đặc biệt, vòng bi đặc chủng, thì hầu hết các loại vòng bi thông dụng thường được chia làm 3 phần cơ bản đó là ca ngoài vòng bi - là phần lắp với gối ngoài, tiếp theo là các viên bi - có tác dụng lăn giữa ca trong và ca ngoài, tiếp theo là ca trong vòng bi - là thành phần lắp với trục. Ngoài ra còn các phần phụ như vòng cách và nắp chặn xin được giới thiệu trong một bài viết khác.
Đặc điểm thứ hai - Kiểu mối ghép: Các kiểu lắp của vòng bi thường chia làm 2 dạng. Dạng 1 đó là ca ngoài quay và ca trong đứng yên ví dụ các loại vòng bi bánh xe đạp, vòng bi xe máy, vòng bi ô tô hay các phương tiện lăn. Dạng 2 thì ngược lại, đó là ca ngoài đứng yên, ca trong quay, ví dụ vòng bi trục động cơ, hộp giảm tốc, loại này thường chiếm nhiều hơn.
Lắp ráp vòng bi |
Đặc điểm thứ 3 - Chế độ lắp của vòng bi: Chế độ lắp của vòng bi phụ thuộc vào kiểu lắp, nó phải đảm bảo theo nguyên tắc nếu ca bi nào quay thì nó phải được lắp chặt hơn với chi tiết đi kèm. Còn ca bi đứng yên thì lại phải lắp ở chế độ lỏng nhẹ, để mặc dù nó được gọi là ca bi đứng yên nhưng thực tế nó vẫn phải có khả năng xoay nhẹ với mục đích tránh tải trọng dồn vào một điểm duy nhất. Do vậy ca bi đó phải có khả năng xoay nhẹ để thay đổi vị trí chịu tải trọng.
Đối với ca bi ngoài đứng yên và ca bi trong quay, người ta thường chọn mối ghép H7/k6. Có nghĩa là đường kính lỗ lắp ca bi ngoài chế tạo dung sai H7, đường kính trục lắp với ca bi trong chế tạo dung sai k6.
Đại lý vòng bi |
Trên đây là một số kiến thức về nguyên tắc lắp ráp vòng bi của trang web đại lý vòng bi. Bài viết đến đây xin được dừng lại. Cám ơn bạn đọc đã ghé thăm trang web.
0 comments:
Post a Comment